3 CÁCH ĐẤU NỐI ẮC QUY ĐỂ CÓ NGUỒN ĐIỆN MẠNH DỄ DÀNG
Đấu Nối Ắc Quy là cách tốt nhất để cung cấp nguồn điện cho thiết bị của bạn trong trường hợp không có sẵn Ắc Quy đủ mạnh để cung cấp điện hoặc bạn muốn gia tăng dung lượng của nguồn điện. Bài viết này mình sẽ giới thiệu bạn 3 cách đấu nối ắc quy hay được sử dụng nhất để cung cấp nguồn điện thích hợp cho thiết bị của bạn!
Cách 1: Đấu bình ắc quy nối tiếp
Trường hợp sử dụng: Cách đấu bình ắc quy nối tiếp được sử dụng khi muốn tạo ra nguồn điện có điện áp (V) cao hơn để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện có yêu cầu nguồn điện đầu vào có V cao hơn.
Lưu ý: Để sử dụng cách này trước hết bạn cần phải đảm bảo tất cả các bình ắc quy có cùng điện thế và dung lượng. Nếu có sự khác biệt về điện thế hoặc dung lượng, các bình ắc quy có thể không sạc hoặc xả đồng đều, dẫn đến hiệu suất kém và tuổi thọ giảm.
Các bước đấu bình ắc quy nối tiếp như sau:
Bước 1: Xác định bình ắc quy gốc và ắc quy cuối
- Bình ắc quy gốc sẽ cung cấp điện cực dương cho thiết bị điện.
- Bình ắc quy cuối sẽ cung cấp điện cực âm cho thiết bị điện.
Bước 2: Kết nối các ắc quy đấu nối tiếp.
- Kết nối cực âm của bình ắc quy 1 (bình ắc quy gốc) đến cực dương của bình ắc quy 2.
- Kết nối cực âm của bình ắc quy 2 đến cực dương của bình ắc quy 3.
- Tiếp tục kết nối tương tự đến cực âm của bình ắc quy 3 đến bình ắc quy 4.
- Kết nối tương tự cho đến bình ắc quy cuối.
Bước 3: Đấu nguồn điện cho thiết bị
- Kết nối cực dương của bình ắc quy gốc với cực dương cấp nguồn cho thiết bị.
- Kết nối cực âm của bình ắc quy cuối với cực âm cấp nguồn cho thiết bị.
Theo cách này, nếu mỗi ắc quy có 12V và 100Ah thì bạn sẽ thu được nguồn điện Nx12V và 100Ah. Trong đó N là số bình ắc quy kết nối. Ví dụ theo cách này nếu số ắc quy là 4 thì nguồn điện thu được là: 4x12V=48V
Cách 2: Đấu bình ắc quy song song
Trường hợp sử dụng: Cách đấu bình ắc quy song song được sử dụng khi bạn muốn giữ nguyên điện áp (V) nhưng tăng dung lượng (A) cho nguồn điện. Cách đấu này thường được sử dụng khi ắc quy của bạn đã cung cấp điện áp đủ cho nguồn điện đầu vào cho thiết bị nhưng bạn muốn tăng thời gian cung cấp nguồn điện lâu hơn.
Lưu ý: Cũng như cách đấu bình ắc quy nối tiếp, bạn cũng cần phải đảm bảo các ắc quy mắc song song có cùng điện áp V và dung lượng A giống nhau.
Các bước đấu bình ắc quy song song như sau:
- Đấu nối bình cực dương của bình ắc quy 1 (bình gốc) với cực dương của bình ắc quy 2. Đấu nối cực âm của bình ắc quy 1 với cực âm của bình ắc quy 2.
- Tiếp tục đấu nối cực dương bình ắc quý 2 với cực dương bình ắc quy 3. Đấu nối cực âm của bình ắc quy 2 với cực âm của bình ắc quy 3.
- Tiếp tục đấu nối tương tự cho đến bình ắc quy cuối cùng. Thì đấu nối cực dương của bình ắc quy cuối với cực dương của bình ắc quy gốc. Đấu nối cực âm của bình ắc quy cuối với cực âm của bình ắc quy gốc.
- Kết nối cưc dương của bình 1 với cực dương của thiết bị, và cực âm của bình cuối với cực âm của thiết bị điện.
Theo cách nối bình ắc quy song song này, nếu mỗi ắc quy có điện áp bằng 12V và 100Ah thì N bình ắc quy sẽ cung cấp nguồn điện có điện áp bằng 12V và Nx100Ah.
Ví dụ nếu số ắc quy là 4 thì nguồn điện qua cách nối song song sẽ có điện áp bằng 12V và A= 4x100Ah= 400Ah.
Cách 3: Đấu bình ắc quy kết hợp (kết hợp nối tiếp và song song)
Trường hợp sử dụng: Đây là cách đấu nối bình ắc quy phức tạp nhất và được sử dụng khi bạn muốn tăng cả điện áp lẫn dung lượng cho nguồn điện. Cách đấu bình ắc quy kết hợp thường được sử dụng trong trường hợp ắc quy có điện áp nhỏ hơn yêu cầu đầu vào cho thiết bị và người dùng muốn tăng điện áp đủ cho thiết bị dùng lẫn tăng thời gian sử dụng nguồn điện.
Lưu ý: Tương tự như 2 cách trên, đấu bình ắc quy theo phương pháp kết hợp cũng đòi hỏi các ắc quy có cùng điện áp và dung lượng với nhau.
Các bước đấu bình ắc quy kết hợp như sau:
Bước 1: Xác định số lượng bình ắc quy kết nối và sắp xếp.
- Để lắp đặt phương pháp này bạn cần số lượng ắc quy là số chẵn và lớn hơn 4.
- Chia đôi số ắc quy ra làm 2 phần và sắp xếp ắc quy thành 2 hàng sao cho cực dương của bình ắc quy hàng 1 nằm cạnh cực âm của hàng ắc quy hàng 2 (hoặc ngược lại).
Bước 2: Đấu nối ắc quy kết hợp
- Đấu nối cực dương của bình ắc quy số 1 hàng 1 với cực âm của bình ắc quy số 1 hàng 2. Tiếp tục đấu nối cực dương của bình ắc quy số 2 hàng 1 với cực âm của bình ắc quy số 2 hàng 2. Tiến hành tương tự cho đến hết hàng.
- Đấu nối cực âm của bình ắc quy số 1 hàng 1 với cực âm của bình ắc quy số 2 hàng 1. Tiếp tục đấu nối cực âm bình ắc quy số 2 hàng 1 với cực âm của bình ắc quy số 3 hàng 1. Tiến hành tương tự cho đến hết hàng.
- Đấu nối cực dương của bình ắc quy số 1 hàng 2 với cực dương của bình ắc quy số 2 hàng 2. Tiếp tục đấu nối cực dương bình ắc quy số 2 hàng 2 với cực dương của bình ắc quy số 3 hàng 2. Tiến hành tương tự cho đến hết hàng.
Bước 3: Kết nối với nguồn điện với thiết bị
- Tiến hành kết nối cực âm của bình ắc quy số 1 hàng 1 với cực âm của thiết bị.
- Tiến hành kết nối cực dương của bình ắc quy số 1 hàng 2 với cực dương của thiết bị.
Theo cách đấu ắc quy kết hợp này thì nếu mỗi ắc quy có điện áp là 12V và dung lượng 100Ah thì ta sẽ thu được nguồn điện có điện áp là nx12V và nx100Ah (Trong đó n= số ắc quy/2)
Ví dụ nếu số ắc quy là 6 thì ta có nguồn điện có điện áp = 12Vx3=36V và dung lượng=100Ahx3=300Ah.
Đấu nối ắc quy được sử dụng trong các trường hợp nào?
Các cách đấu nối ắc quy trên thường được sử dụng trong bất kỳ các tình huống yêu cầu nguồn điện cung cấp cho các thiết bị điện. Tùy vào tình huống cụ thể bạn sẽ cần các cách đấu nối ắc quy riêng biệt.
Mình sẽ liệt kê dưới đây một số trường hợp bạn hay gặp nhất:
- Đấu nối ắc quy để cung cấp nguồn điện cho xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện: trong trường hợp này người ta thường sử dụng đấu nối ắc quy nối tiếp để tăng dung lượng cung cấp nguồn điện để tăng thời gian chạy của các thiết bị.
- Đấu nối ắc quy trong hệ thống UPS: đây là hệ thống lưu trữ điện và cung cấp nguồn điện cho thiết bị và hệ thống trong trường hợp sự cố điện xảy ra. Trường hợp này có thể sử dụng cả 3 cách trên để thực hiện đấu nối.
- Xây dựng hệ thống lưu trữ nguồn điện: với số lượng ắc quy lớn thì đấu nối ắc quy có thể xây dựng lên 1 trạm lưu trữ điện năng lớn.
Ngoài các trường hợp trên thì còn rất nhiều trường hợp khác mà chúng ta cần sử dụng phương pháp đấu nối ắc quy.
Đúc kết kinh nghiệm:
Có thể thấy rằng đấu nối ắc quy là một trong những kỹ năng được áp dụng khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Và thực sự việc thực hiện đấu nối ắc quy ở quy mô vừa và nhỏ không phải là một việc khó.
Tuy nhiên, việc đấu nối ắc quy không đúng kỹ thuật sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mình khuyên bạn cần phải tuân thủ một số các lưu ý quan trọng dưới đây:
- TIP 1: Đảm bảo tất cả các ắc quy sử dụng để đấu nối phải là cùng loại (cùng điện áp và dung lượng)
- TIP 2: Đảm bảo các đầu nối dây và dây kết nối có chất lượng tốt, chịu được tải của dòng điện.
- TIP 3: Sử dụng chất kết dính và băng keo điện để cố định các đầu dây ngăn chúng bị lỏng lẻo do rung.
- TIP 4: Nếu sử dụng Ắc quy loại Flooded (có nước) thì hãy kiểm tra mức nước định kỳ và bổ sung kịp thời.
- TIP 5: Tránh để ắc quy quá nóng hoặc quá thấp gây ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của ắc quy.
- TIP 6: Kiểm tra nguồn điện đầu ra của ắc quy trước khi kết nối với thiết bị điện.
Trên đây là những kinh nghiệm đúc kết lại của mình xin được gửi tới bạn để việc đấu nối ắc quy hiệu quả nhất. Hãy nhớ rằng việc đấu nối ắc quy không khó, bạn chỉ cần làm theo đúng phương pháp và tuân thủ các TIP nhỏ mà mình lưu ý.
Mong tin rằng với sự đầy đủ nhất, qua bài viết này bạn đã nắm trong tay cách để tiến hành đấu nối Ắc Quy một cách hiệu quả và an toàn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!
LEAVE A COMMENT