Cáp feeder là gì? Có mấy loại cáp feeder?
Một loại cáp không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong ngành viễn thông là cáp feeder hay còn được gọi là cáp đồng trục. Bạn đã biết gì về đặc điểm loại cáp này và có những loại nào chưa?
Cáp feeder là gì?
Nhà toán học – kỹ sư Oliver Heaviside đã phát minh ra cáp đồng trục. Loại cáp này được đánh giá là một phát minh quan trọng trong ngành viễn thông và được cấp bằng sáng chế năm 1880. Định nghĩa theo cấu tạo kỹ thuật, cáp đồng trục hay còn có tên gọi là feeder là loại cáp có 1 lõi dẫn điện, được bọc bởi một lớp điện môi không dẫn điện. Xung quanh được quấn thêm lớp bện kim loại. Ngoài cùng là vỏ bọc cách điện. Có thể khái quát cấu tạo của cáp feeder thành 4 lớp: phản xạ trong, phả xạ ngoài, lớp cách nhiệt và vỏ bảo vệ.
Các kích thước khác nhau của cáp đồng trục
Sở dĩ loại cáp này còn được gọi là cáp đồng trục là do, tất cả các lớp cấu tạo nên cáp đều dung chung một trục hình học. Loại cáp này có khả năng chống chịu cao, ngay cả khi có những tác động xấu từ môi trường thì vẫn đảm bảo tín hiệu truyền đi bình thường. Chúng được sử dụng rỗng rãi trong các công trình viễn thông, lắp đặt các hệ thống mạng cho tòa nhà, trung tâm thương mại. Chúng còn được dùng để phủ sóng di đọng ở diện rộng, hoặc dùng trong phát thanh truyền hình.
Cáp feeder có những loại nào?
Hiện nay, cáp đồng trục viễn thông có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi loại có đặc điểm, tính chất khác nhau, nên có những tác dụng khác nhau. Có thể khái quát những loại cơ bản như sau:
– Cáp đồng trục lõi cứng
– Cáp đồng trục lõi mềm
– Cáp đồng trục suy hao thấp
– Cáp đồng trục có 3 lớp dẫn ngoài
– Cap đồng trục RG
Cáp đồng trục feeder ½
Xét trên kích thước lõi cáp, hiện nay có 02 loại phổ biến nhất là feeder 7/8 và feeder ½.
– Cáp feeder 7/8 có lõi cấu tạo bằng một ống đồng rỗng ở giữa. Đây là loại cáp có độ suy hao tương đối thấp. Nếu ở tần số tối đa 5000Mhz thì suy hao chỉ ở mức 10.4dB/100m, năng lượng tiêu thị chỉ khoảng 0.96kw. Loại cáp này thường sử dụng để truyền dẫn cho các công trình viễn thông ở khoảng cách xa.
– Cáp feeder ½ có cấu tạo lõi giữa là một sợi đồng đặc. So với feeder 7/8, độ suy hao của feeder ½ cao hơn. Ở tần số 5000Mhz thì suy hao là 18.00Db/100m, năng lượng tiêu thụ khoảng 0.476kw. Loại cáp nayf có thể sử dụng được ở tần số 8000Mhz với độ suy hao khoảng 23.91Db/100m, tiêu thụ mức năng lượng khoảng 0.358kw. Với đặc điểm cơ bản này, feeder ½ được sử dụng để truyền dẫn các tín hiệu ở khoảng cách gần.
LEAVE A COMMENT