RAM LÀ GÌ? CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA RAM NHƯ NÀO?
Dùng máy tính và điện thoại nhiều chắc chắn các bạn đều nghe đến một trong những thông tin quan trọng nhất về cấu hình đó là RAM. Thế nhưng liệu các bạn có hiểu RAM là gì? hoạt động như thế nào? Nếu chưa rõ thì bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rất nhanh và đơn giản, dù bạn đang là học sinh lớp 1 hay cụ già 80 tuổi thì đều có thể hiểu được. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về RAM là gì? ngay bây giờ các bạn nhá.
RAM là gì?
Vậy thì RAM là gì? RAM được định nghĩa là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Tất nhiên là định nghĩa như thế này rất khó hiểu, nhưng yên tâm chúng ta sẽ biến nó trở nên đơn giản. Bây giờ hãy hình dung như thế này, bạn được vợ ra nhiệm vụ phải tính toán nợ và lãi sau đó tổng hợp lại gửi thông báo cho các con nợ cuối năm nó mà không trả thì còn biết đường mang vàng, hương, trống kèn đến ngồi cũng trước cổng nhà nó đến khi nào nó chịu nôn tiền ra thì mới thôi. Bây giờ để tính toán bạn sẽ cần ra những tài liệu được đặt trong cái giá sách, tiếp theo bạn cần một cái bàn để đặt tài liệu lên và ngồi tính.
Thế thì hãy liên tưởng đến cái máy tính, bộ não của bạn sẽ tương tự như cái CPU tức là con chip xử lý mọi phép tính được giao. Thứ hai là một cái ổ cứng gọi là cái bộ nhớ, tương tự như cái giá sách nó giúp bạn lưu trữ dữ liệu. Còn một thứ nhất định phải có nữa đó là cải bản là việc, nếu không có bàn làm việc thì bạn biết đặt tài liệu ở đâu để mà làm. Thế thì cái máy tính hay điện thoại nó cũng cần một cái bàn làm việc như thế. Ở đây người ta gọi nó là RAM, hiểu đơn giản thì RAM là cái nơi lưu dữ liệu trước khi được đưa vào xử lý giống như cái bàn để đặt tài liệu lên vậy.
Thế còn tại sao lại gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên thì hãy hình dung như thế này:
- Nếu bạn lấy tài liệu ở trên kệ sách thì bạn phải nhớ xem tài liệu mình đặt ở ô nào, trong ngăn tủ nào.
Tương tự với cách lưu trữ trong ổ cứng, nó lưu dữ liệu theo từng thư mục và bạn phải có địa chỉ rõ ràng mới tìm thấy tài liệu. Có bao giờ bạn bất lực tìm một đoàn phim Full HD không che ở trên máy tính mà tìm mãi chẳng thấy vì không nhớ rõ mình lưu ở thư mục nào. Đó chính là cách lưu dữ liệu của ổ cứng, nhưng RAM thì lại khác cũng như cái bàn làm việc những tài liệu đặt trên bàn thì bạn có thể nhìn thấy tất cả, bạn đưa tay ra là lấy được ngay và bạn không cần phải nghĩ xem tài liệu đang để ở ngăn tủ nào. Việc bạn muốn lấy cái nào thì lấy có thể hiểu đơn giản là lấy một cách ngẫu nhiên vì RAM cũng như vậy. Bộ xử lý có thể lấy tài liệu từ nó một cách dễ dàng không cần nhớ vị trí nó nằm ở đâu, đây người ta gọi đó là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên.
Dung lượng RAM lớn thì máy có chạy nhanh hơn không?
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem có phải dung lượng RAM càng lớn thì máy chạy càng nhanh hay không. Bạn hãy tiếp tục quay trở lại với cái bàn làm việc bạn sẽ thấy rằng, với một công việc đơn giản và một ít tài liệu thì thứ bạn chỉ cần một cái bàn nhỏ là có thể đặt tài liệu lên và nghiên cứu. Thế nhưng nếu công việc phức tạp cần tới hàng chục tập tài liệu thì một cái bàn nhỏ sẽ không có sức chứa. Như vậy một cái bàn lớn sẽ giúp để được nhiều tài liệu hơn, giúp làm việc hiệu quả hơn giải quyết công việc nhanh hơn. Nhưng nếu bạn có một cái bàn thật lớn mà còn dùng cho những công việc đơn giản khi nó cũng không sao. Tuy nhiên bạn cũng không thể làm việc nhanh hơn được và cái máy tính hay điện thoại cũng hoạt động y hệt như vậy.
Nếu trên điện thoại của bạn có một thanh RAM nhỏ thì nó vẫn xử lý mượt mà trơn tru những nhiệm vụ đơn giản như gọi điện nhắn tin. Nhưng nếu nhiệm vụ phức tạp như chơi game đồ họa cao hay chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc thì một thanh ram nhỏ sẽ không thể chứa đủ dữ liệu cho Chip xử lý nó tính toán thì bạn sẽ cần 1 thanh RAM to hơn. Nhưng có nhiều người lo xa, mua cái điện thoại đến 10Gb RAM về cho ông bà gọi điện với đọc báo thì chẳng khác nào bạn mua cả bàn làm việc dài 3m về chỉ đặt đúng một quyển sách duy nhất. Cái đó không giúp máy chạy nhanh hơn mà chỉ lãng phí thôi.
Câu hỏi đặt ra là:
- Giả sử dụng lượng RAM quá nhỏ không lưu trữ hết được dữ liệu để tính toán thì sao?
Thì cũng như cái bàn làm việc, nếu bạn không còn chỗ nào để đặt thêm tài liệu trên bàn nữa thì bắt buộc bạn phải vừa làm việc vừa chạy qua kệ sách để đọc thêm thông tin. Tương tự khi RAM quá tải thì máy tính sẽ tạo ra cho ổ cứng một khu vực tương tự như cái RAM ảo và nó sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ khu vực này. Cái này sẽ làm chậm máy tính của bạn cũng giống như bạn vừa làm việc vừa chạy qua chạy lại trao đổi thông tin ở trên kệ sách thì không thể nào mà làm việc nhanh được. Với cấu tạo như vậy RAM có tốc độ nhanh hơn ổ cứng rất nhiều kể cả đối với nhiều loại ổ cứng SSD xịn sò nhất. Giống như tài liệu đặt ngay trên bàn, với việc đặt tài liệu trên tủ sách có nhiều nhiều ngăn khác nhau thì đương nhiên đọc tài liệu trên bàn sẽ nhanh hơn.
Hiện nay chiếc RAM có tốc độ nhanh nhất được ghi nhận là HyperX Predator DDR4 với tốc độ 57.000Mb/s. Trong khi một chiếc ổ cứng nhanh nhất thế giới SSD PS5018-E18 của Phison cũng chỉ đạt được tốc độ 7400Mb/s. Còn bình thường RAM thông dụng đời mới có tốc độ khoảng 25Gb/s, ổ cứng là 0.1Gb/s.
Nếu xem trên RAM bạn cần chú ý hai thông số:
- 1 là dung lượng RAM
- 2 là Bus Speed
Dung lượng là khả năng lưu trữ thì các bạn đã biết rồi. Dung lượng càng lớn thì máy càng có nhiều không gian để làm việc. Còn Bus Speed chính là tốc độ của RAM. Tốc độ càng cao thì máy làm việc càng nhanh. Có nhiều loại RAM với Bus Speed khác nhau. Các bạn cần thì cứ tra Google sẽ thấy mặt bằng chung của các loại RAM.
Lưu ý khi sử dụng RAM
Tóm lại chúng ta hiểu rằng RAM giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời cho chip xử lý làm việc. Dữ liệu trên đó được truy cập ngẫu nhiên tương tự như đã tài liệu trên mặt bàn. RAM có tốc độ rất cao, nhưng nếu mất điện thì dữ liệu trên RAM sẽ ngay lập tức biến mất. Đó là lý do mà bạn đang làm việc nếu không lưu lại thì chẳng may mất điện mọi thứ bạn vừa làm sẽ mất sạch. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.
LEAVE A COMMENT